Bài này giới thiệu chi tiết vùng nhớ, bit, thanh ghi, dữ liệu plc Delta, giúp bạn sử dụng đúng khi lập trình.
Chi tiết vùng nhớ bit thanh ghi dữ liệu plc Delta
Các dòng plc delta đều có vùng nhớ bit thanh ghi dữ liệu giống nhau, sự khác nhau của mỗi loại cpu chỉ nằm ở số lượng ghi ghi và bit được hỗ trợ, bạn có thể tham khảo mô tả chi tiết một số vùng nhớ thanh ghi bit dữ liệu trên dòng plc delta ss2 như sau:
- X dạng bit: ngõ vào của plc. Ví dụ X1
- Y dạng bit: ngõ ra của plc. Ví dụ Y2
- M dạng bit: vùng nhớ bit trung gian. Ví dụ M4
- T dạng bit và thanh ghi: chức năng lập trình timer. Ví dụ bit là T1 là trạng thái của timer, thanh ghi T1 là giá trị của timer.
- C dạng bit và thanh ghi: chức năng lập trình counter. Bit C2 là trạng thái của counter, thanh ghi C2 là giá trị đếm hiện tại của counter.
- D dạng thanh ghi: chức năng thanh ghi lưu trữ giá trị trong quá trình lập trình. Ví dụ D1000
- N, P,I dạng thanh ghi: có chức năng con trỏ.

Các dạng dữ liệu
- Dữ liệu dạng bit: ví dụ X4, Y6.
- Dữ liệu dạng thanh ghi đơn: D4, có nghĩa là thanh ghi có giá trị 16 bit.
- Dữ liệu thanh ghi kép: D6, có giá trị 32, do D6-D7 hợp thành
=> Sự khác nhau giữa dữ liệu thanh ghi đơn hay thanh ghép dựa vào câu lệnh sử dụng. Ví dụ như lệnh PLSY sử dụng với D4 thì là D4 đơn, còn lệnh DPLSY sử dụng D4 là D4 kép.
Trong quá trình lập trình cho plc các bạn nên quan tâm đến thanh ghi đơn hay thanh ghi kép để tránh việc xử lý sai dữ liệu, bị chèn dữ liệu của thanh ghi này và thanh ghi kia.
Riêng đối vùng nhớ M và D trên plc delta còn phân ra 2 kiểu như sau:
- Vùng nhớ general là dạng thường: khi plc stop hay mất điện sẽ bị trả về giá trị 0.
- Vùng nhớ latched là dạng chốt: khi plc stop hay mất điện sẽ vẫn lưu giá trị hiện tại.